M

Tấm lòng vàng của Lực sĩ Giuse Lê Văn Công – Một người con ưu tú của Giáo Hội

(CGOL) Trong căn nhà nhỏ tọa lạc tại Huyện Binh Chánh – Sài Gòn. Lực sĩ Giusu Lê Văn Công,  anh hùng của tấm lòng vàng khi đấu giá tấm CHV World Cup để giúp đỡ bệnh nhân ung thư .
Gia đình Lực sĩ Giuse Lê Văn Công bên cạnh ông bà Nội tại Hà Tĩnh
Như chúng ta đã biết, hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng, đồng loạt đưa tin về vụ việc anh Giuse Lê Văn Công một người hùng từng giật nhiều tấm huân chương vàng tại các kỳ đại hội thể thao thế giới dành cho người khuyết tật.
Anh Công nhận HCV tại đại hội thể thao thế giới dành cho người khuyết tật
Được biết, Anh Giuse Lê Văn Công, sinh năm 1984, thuộc Giáo Xứ Tĩnh Gia – Giáo Phận Hà Tĩnh, Anh là con thứ trong gia đình có 5 anh em. Khi sinh ra, anh đã chịu thiệt thòi nhiều so với bạn bè đồng trang lứa, anh mắc phải chứng bệnh teo chân, nên cuộc sống của anh khá vất vã về đi lại, nhưng không vì thế mà anh dựa dẫm vào gia đình bố mẹ, Anh đã vươn lên từ chính bạn thân mình.
Năm 2005, anh vào Sài Gòn lập nghiệp, tại đây  anh đã tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ dành cho người khuyết tật, và môn cử tạ là môn đưa anh tiến đến đỉnh vinh quang của các kỳ đại hội thể thao Quốc tế dành cho người khuyết tật.
Sau những nỗ lực anh đã giành được nhiều tấm huấn chương tầm Quốc tế. Cụ thể năm 2007 anh nhận được tấm HCV ở hạng 48 kg tại ASEAN Para Games và nhiều giải thưởng khác sau này. Anh được biết đến là người phá kỷ lục 3 lần thế giới tại các kỳ đại hội thể thao thế giới. Hiện tại anh đã có gia đình, vợ anh là chị Maria Chu Thị Tám, một người con của Giáo xứ Xuân Kiều – Giáo Phận Vinh. Hiện gia đình anh trú và sinh hoat tại Giáo xứ Bà Điểm Huyện Hóc Môn TP.HCM, nơi ngôi nhà mới mà gia đình anh đã dành dụm mua được từ những vất vã của vợ chồng.
Cuộc sống bình dị phía sau quán quân Quốc tế
Là một VĐV Quốc gia, nhưng sau những mùa thi đấu và giờ tập luyện, anh Công lại là một ông Bố đầy trách nhiệm và tình thương đối với gia đình. là một anh thợ sửa chữa  điện tử  nhưng anh luôn sống có trách nhiệm với công viện, sẻ chia và tận tụy với hàng xóm láng diềng .
Cuộc sống bình dị sau tấm huân chương Quốc tế của anh
Trãi lòng với Công Giáo Online anh kể: Tuy cuộc sống gia đình đang bộn bề khó khăn, nhưng dưới niềm tin Công giáo, cho đi cũng hồng ân, mà cái hồng ân đó, chính là lời mời gọi của Thiên Chúa.
“Anh em hãy cho, thì Thiên Chúa sẽ cho lại anh em . . .”
Cho đi là biểu hiện của cách sống đẹp, để làm nên sức mạnh duy trì cuộc sống. Lòng tốt là thứ người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy. Với tấm lòng vàng, mà anh đã nhận được từ ân sủng của Thiên Chúa, nên anh đã đồng cảm được với những nổi khổ đau của người bên cạnh mình.
Ghi nhận của Công Giáo Online, trước đó vào ngày 21.10, trên trang facebook cá nhân của anh đăng một Stt với tiêu đề: “Tôi là VĐV khuyết tật Lê Văn Công. Tôi đã suy nghĩ và hôm nay quyết định bán đấu giá HCV World Cup 2016. Đó là tấm huy chương từ sự nỗ lực của thầy trò tôi qua nhiều năm tháng, nó là một phần cơ thể khiếm khuyết của tôi.
Toàn bộ số tiền bán được, tôi sẽ dùng tặng cho bé Đoàn Thị Bích Hương – hàng xóm của tôi. Bé Hương mắc ung thư gan rất nặng, gia đình lại quá khó khăn, kiệt quệ không còn tiền chữa cho cháu. Tôi mong tấm huy chương World Cup của tôi sẽ đến được với chủ nhân mới, để mang lại dù một chút hy vọng sống cho cô bé hàng xóm của tôi”. Cuộc đấu giá được Anh đăng tải trên mạng xã hội sau đó có nhiều người chia sẻ, hưởng ứng hành động của anh, nên ít lâu sau đó, Tấm HCV World Cup 2016 đã có người trả với mức giá 125 triệu đồng và toàn bộ số tiền trên anh đã giúp đỡ cho bé Đoàn Thị Bích Hương đang mắc bệnh ung thư.
Trao đổi với Công Giáo Online anh Công cho biết: “Đoàn Thị Bích Hương là một nữ sinh đang tuổi học, nhưng số mệnh nghiệt ngã, cô mang trong mình căn bệnh quái ác ung thư, đồng thời là hàng xóm và cũng là đồng hương với quê vợ tôi, gia đình Hương thuộc diễn khó khăn, không có tiền để chữa trị. nên tôi đã quyết định bán tấm HCV World Cup 2016 Powerlifting tại Kuala Lumpur với mong muốn có thể níu kéo hi vọng sống cho bé Hương. và tôi vẫn đặt niềm tin và phó thác vào Chúa và mong sẽ có phép màu cho gia đình bé Hương , dù gia đình Bé không cùng tôn giáo với Tôi”.

Anh cho biết thêm: “Với thế hệ trẻ Công Giáo ngày nay một phần vì cuộc sống mưu sinh một phần vì thực trạng xã hội nên về lối sống không còn như xưa nữa, mong rằng qua Kinh Thánh và đời sống Đức tin sẽ tạo cho họ có được niềm xác tín mãnh liệt hơn vào Thiên Chúa và mỗi người đều là nhân chứng để loan báo Tin mừng”.
“Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Luca 6:38)
Qua hình ảnh đẹp của một tấm lòng, Chúng ta hãy cứ cho đi sẽ nhận lại gấp trăm ngàn lần. Trao yêu thương sẽ nhận lại yêu thương, cái được nhận lại còn lớn lao gấp bội lần cái mình cho đi. Đó chính là sự mời gọi của Đức Kito muốn chúng ta làm như vậy, và đó chính là những giá trị không thể đong đếm được. Sự yêu thương giúp đỡ mà chúng ta nhận lại chính là quả ngọt của tình yêu thương mà chúng ta đã trao ban.
Phủ Quỳ

Bóng dáng Thiên Chúa đã trở lại trên sân cỏ?

Bóng dáng Thiên Chúa đã trở lại trên sân cỏ?


Save
Share on reddit

Huấn luyện viên Park Hang-seo là một tín hữu theo đạo Tin Lành và ông đến Việt Nam không chỉ mang khát vọng thành công trong bóng đá mà còn có khát vọng truyền giáo. Ngoài công việc huấn luyện thì ông Park Hang-seo còn thường xuyên tới nhà thờ Tin Lành để sinh hoạt. Các trợ lý thân cận của ông thì đa số là người Hàn Quốc và là những nhà truyền giáo.
Từ khi huấn luyện viên người Hàn Quốc Park Hang-seo tới Việt Nam thì bóng dáng Thiên Chúa đã trở lại và diện mạo bóng đá Việt Nam đã được khởi sắc.
Theo thông tin thì ông Park Hang-seo là một tín hữu Tin Lành có Đức tin mạnh mẽ! Ông Park Hang-seo thường xuyên cầu nguyện công khai giữa sân cỏ mỗi khi có đội tuyển Việt Nam thi đấu. Không chỉ có riêng ông Park Hang-seo cầu nguyện mà ông còn hướng dẫn cho ban huấn luyện và các cầu thủ biết cầu nguyện để lấy tinh thần và tăng thêm sức mạnh.
Cho đến nay thì không chỉ có huấn luyện viên Park Hang-seo mà thủ môn Đặng Văn Lâm cũng đang gây bão trên mạng xã hội trong mấy ngày nay về việc anh làm dấu Thánh giá công khai trên sân cỏ trong trận đấu với Philippines. Chuyện làm dấu Thánh giá công khai chưa yên thì thủ môn Đặng Văn Lâm lại vô tình để lộ dây chuyền có đeo Thánh giá trong trận đấu với Malaysia.
Cũng theo thông tin thì thủ môn Đặng Văn Lâm được sinh ra tại Nga và là một tín hữu theo đạo Chính Thống. Anh có cha là người Việt và mẹ là người Nga. Dù sao thì chúng ta cũng phải cảm ơn huấn luyện viên Park Hang-seo và thủ môn Đặng Văn Lâm vì họ là những người đã đưa được bóng dáng Thiên Chúa vào môi trường bóng đá và đang góp phần vào việc thay đổi xã hội Việt Nam.
Nguồn facebook: Nguyễn Tiến Đạt

Các hạ sĩ quan mới của Đội Vệ binh Thụy sĩ của Đức Thánh Cha

Hôm 03/12/2018, Vatican đã áp dụng việc cải cách về Đội Vệ binh Thụy sĩ của Đức Thánh Cha khi thăng chức hạ sĩ quan cho 14 vệ binh Thụy sĩ.
Các vệ binh Thụy sĩ tại Vatican
Các vệ binh Thụy sĩ tại Vatican
Trong đợt thăng chức này có 2 trung sĩ, 4 hạ sĩ và 8 phó hạ sĩ, tất cả đều nằm trong số 110 vệ binh đang hoạt động tại Vatican. Việc thăng chức này có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.
Theo việc cải cách về tổ chức nội bộ của Đội Vệ binh Thụy sĩ của Đức Thánh Cha, vào ngày 29/04/2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép gia tăng số vệ binh từ 110 lên 135; điều này cũng tạo cơ hội cho việc thăng chức hạ sĩ quan trong nội bộ của Đội vệ binh.
Việc thăng chức này nhẳm  đáp ứng tốt hơn những thách thức gia tăng của Đội Vệ binh Thụy sĩ của Đức Thánh Cha.
Với việc thăng chức này, Đội Vệ binh Thụy sĩ của Đức Thánh Cha sẽ có 34 hạ sĩ quan, thay vì 26 như trước đây.
Nguồn:vaticannews

“Hãy luôn tin vào Chúa!”

Trong giây phút Justin Gallegos nhận được niềm vui “không tưởng”, điều đầu tiên anh nghĩ đến là lòng nhân từ của Thiên Chúa.

Giữa tháng 11 vừa qua, Gallegos (người Mỹ) đã đi vào lịch sử thể thao thế giới khi được Nike ký hợp đồng tài trợ chuyên nghiệp. Việc các hãng sản xuất đồ thể thao như Adidas, Puma, Nike hay Lacoste ký hợp đồng với các hảo thủ là chuyện rất bình thường, nhưng Gallegos là vận động viên bại não đầu tiên làm được điều này. Khi biết tin, anh xúc động viết trên tài khoản cá nhân của mạng xã hội Instagram: “Tôi đã từng là một đứa trẻ phải dùng dụng cụ hỗ trợ cho chân, và hầu như không thể đặt được bàn chân cho tử tế trước mặt người khác. Nhưng giờ đây tôi đã ký hợp đồng với hãng giày chạy Nike! Hãy tin tưởng sự tiến bộ! Và hãy luôn tin vào Chúa! Thiên Chúa thật nhân từ! Cám ơn bạn bè, gia đình và đồng đội của tôi… Thời khắc này sẽ sống mãi trong tôi!”.
Gallegos hiện là thành viên của câu lạc bộ điền kinh ở Đại học Oregon. Hôm ấy, anh tham gia một cuộc đua bán marathon và đã đạt được mục tiêu là hoàn thành đường chạy dưới 2 giờ - thành tích tuyệt vời đối với một vận động viên có bước chạy xiêu vẹo và mỗi chặng đua đều là sự minh chứng của ý chí “thép”. Ở đích đến, thấy ống kính của máy quay và máy ảnh đồng loạt hướng về mình, Gallegos nghĩ rằng các nhà báo muốn ghi lại khoảnh khắc đẹp của một vận động viên khuyết tật, nhưng không chỉ thế… Đại diện của Nike cũng có mặt để thông báo rằng anh chính thức trở thành “vận động viên chuyên nghiệp” của hãng.
Gallegos vỡ òa trong hạnh phúc. Trong niềm vui hiện tại, anh nhớ về quá khứ và thêm động lực cho tương lại. Mắc bệnh bại não, mọi vận động với anh đều khó khăn, kèm theo đó là muôn vàn trắc trở đã và có thể xảy ra trong suốt cuộc đời: rối loạn ngôn ngữ, động kinh, suy giảm thính giác, thị giác… Trước đây, khi đi đứng một mình, do không kiểm soát được vận động, anh rất hay bị té ngã. Nhưng tất cả những trở ngại này không thể ngăn cản Gallegos đến với điền kinh. Anh tập chạy từ 7 năm qua, khi vào trường cấp 3. Đến nay, bước chân của vận động viên đặc biệt này vẫn còn xiêu vẹo nhưng đã cứng cáp hơn nhiều và ít té lên té xuống.
Những kết quả đáng khích lệ bắt đầu đến. Tháng 6.2016, Gallegos giành huy chương vàng nội dung chạy 400m Paralympics - Ambulatory (dành cho những vận động viên khuyết tật chân nhưng vẫn có thể đi lại được) tại giải Vô địch Điền kinh bang California. Mùa đông 2017, anh đề ra mục tiêu mới : chạy bán marathon dưới 2 giờ. Câu chuyện của chàng thanh niên bại não thích chạy được một người bạn làm tại Nike kể lại và đề nghị công ty thiết kế một đôi giày phù hợp với khả năng vận động của anh. Ngày mà Gallegos đạt được mục tiêu cũng là ngày anh chính thức ký hợp đồng. Niềm vui nhân đôi, nhưng hơn hết, anh hiểu rằng mình luôn được Chúa đồng hành. Ngài đỡ nâng khi anh té ngã và tiếp sức để anh vững bước “chạy” trên đường đời.
Thiện Tâm (theo Aleteia)
Nguồn: CGVDT

Vị luật sư sống Phúc Âm

Dù không hẳn có cuộc sống dư giả nhưng luật sư Lê Quang Vũ - giáo dân xứ Tắc Rỗi (Quận 7)- đã chọn lựa cho mình một con đường đặc biệt là phục vụ miễn phí cho người khốn khó.
Đầu năm nay, khi hồ sơ vụ án “hai quả thận ở Cần Thơ” khép lại sau 5 năm kéo dài với thỏa thuận được cả hai bên đồng thuận, thì cũng là lúc Văn phòng Luật sư Người nghèo có trụ sở tại Q10 (TPHCM) dừng hoạt động sau 15 năm mở cửa. Ông Lê Quang Vũ đã trực tiếp theo đuổi vụ án gây nhiều dư luận nói trên và cũng là một trong những luật sư gắn bó với văn phòng luật miễn phí này từ những buổi đầu.
Xứ đoàn trưởng TNTT GX Tắc Rỗi tại lễ Thêm Sức 2018
Nhớ lại những ngày chưa xa lắm, ông Vũ kể lại lý do mình đảm nhận công việc ở đây. Đó là khi ông sớm đúc kết được những khó khăn của người nghèo, nổi bật là chuyện mơ hồ về luật. Họ thường là người yếu thế trước những tình huống liên quan đến pháp luật, dẫu sự việc chỉ đơn giản. “Khi được bạn đồng nghiệp mời về cộng tác, mình gật đầu ngay, chẳng cần phải suy tính thiệt hơn làm gì vì đây cũng là điều mình vẫn canh cánh trong lòng”, ông nói.
Luật sư Vũ chia sẻ rằng ông có cảm giác người Việt ngại đến văn phòng luật sư, người giàu ngại một thì người nghèo ngại tới hai, ba. Trong khi đó, những vấn đề về pháp lý lại không hề đơn giản, nhiều vụ việc có diễn tiến phức tạp. Chính vì vậy, khi càng tiếp xúc nhiều với những thân chủ nghèo, ông càng mong có thể hỗ trợ họ.
Là người theo đạo, gắn mình với nhiều sinh hoạt Nhà Chúa từ bé, thấy được sự sẻ chia, dấn thân của nhiều linh mục, tu sĩ nên luật sư Vũ coi việc giúp người như một lẽ đương nhiên. Nghĩ vậy nên ông sẵn sàng giúp miễn phí người thuộc diện hộ nghèo hoặc có hoàn cảnh thực sự khó khăn, vui với niềm vui của những thân chủ nghèo, cảm động vì được thấy những nụ cười hòa nước mắt khi họ được công bằng. Dù nhiều ca không phải chỉ dừng lại ở việc tư vấn mà còn buộc di chuyển đi nhiều tỉnh thành, nhiều lúc phải bỏ cả tiền túi khi tham gia bào chữa vì gia cảnh người cậy nhờ quá khó khăn, vị luật sư chỉ mong muốn không để người nghèo phải thua thiệt nên những chuyến đi như thế trở nên quen thuộc. Với ông, niềm vui trong công việc là những tình cảm chân thật mà người nghèo dành cho mình. Đó là những nụ cười, lời động viên...; những dịp lễ, tết, nhiều người còn gởi tặng quà “cây nhà, lá vườn” như gạo nếp, trái cây...
Năm nay đã ngoài bốn mươi và có ba con nhỏ nhưng ngoài công việc của một luật sư, ông Vũ còn là một giáo lý viên nhiệt thành. Hiện làm trưởng giáo lý viên ở giáo xứ Tắc Rỗi (TGP TPHCM). Mỗi cuối tuần, ngoài gia đình, thời gian của vị luật sư còn được chia sẻ cho thiếu nhi qua các bài học Kinh Thánh, các hình thức sinh hoạt... Vị luật sư năng động còn có thêm vai trò mới khi tham gia Ban Đoàn kết Công giáo Q7 từ ba năm qua.
Luật sư Vũ đã và đang tiếp tục “sống Phúc Âm trong lòng dân tộc” bằng tấm lòng nhân ái… 
MINH HẢI
Nguồn: CGVDT

HỌC HỎI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C

Lc 21, 25-28.34-36

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, phụ trách

1. Đọc cả bài Tin Mừng hôm nay. Hãy cho biết trong bài này, Đức Giêsu nói về biến cố nào sẽ xảy ra?
2. Đọc Lc 21, 25-26. Những hiện tượng thiên nhiên nào sẽ xảy ra trong Ngày đó? Đọc thêm Is 13,10; Ed 32,7-8.
3. Trước những hiện tượng đó, đâu là tâm trạng của những người chứng kiến? Đọc Lc 21,25-26.
4. Những hiện tượng kinh khủng trong Ngày ấy sẽ xảy ra trước mắt ai? Đọc Lc 21,25.35.
5. Nhưng biến cố quan trọng nhất của Ngày đó là biến cố nào? Đọc Lc 21,27. Kinh Tin Kính có nói đến biến cố này không? Đọc thêm Đanien 7,13.
6. Đức Giêsu khuyên các Kitô hữu làm gì khi những chuyện ấy bắt đầu xảy ra? Tại sao họ lại không sợ? Đọc Lc 21,28.
7. Trong khi trông chờ Ngày ấy đến cách bất ngờ, các Kitô hữu cần xa tránh những thái độ nào? Đọc Lc 21,34.
8. Ngược lại đâu là những thái độ chúng ta cần có để sẵn sàng đón chờ Ngày bất ngờ ấy? Đọc Lc 21,36.
9. Tại sao Giáo Hội cho đọc bài Tin Mừng này trong Mùa Vọng?

CÂU HỎI SUY NIỆM:
1. Nếu ngày mai tận thế, điều đó làm bạn sợ hãi hay vui sướng? Tại sao bạn sợ? Tại sao bạn vui?
2. Nếu ngày mai là Ngày Chúa Quang Lâm, bạn sẽ làm gì hôm nay?
3. Đâu là những cám dỗ khiến con người thời nay quên chuẩn bị cho Ngày Chúa trở lại?


PHẦN TRẢ LỜI
1. Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về Ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu. Ngài báo cho biết những biến cố sẽ xảy ra trước Ngày Quang Lâm (Lc 21,25-36). Còn trong phần trước (Lc 21,5-24), Đức Giêsu nói về sự sụp đổ của thành Giêrusalem và những biến cố xảy ra trước sự sụp đổ đó.
2. Trước Ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu sẽ có những “dấu lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao”, “các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển”, và “biển gầm sóng vỗ”. Đây là những hình ảnh mạnh mẽ để chỉ những biến động trong vũ trụ mà các ngôn sứ hay dùng (Is 13,10; Ed 32,7-8). Chúng ta không nhất thiết phải hiểu chúng theo nghĩa đen.
3. Luca 21,25-26 còn cho thấy biến động trong lòng người khi chứng kiến những biến động trong vũ trụ: “Dưới đất các dân tộc sẽ lo lắng hoang mang”, “Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc”.
4. Những hiện tượng kinh khủng sẽ xảy ra trước mắt “các dân tộc” (c. 25), trước mắt “tất cả mọi dân cư khắp mặt đất” (c. 35). Như thế khi Ngày Quang Lâm đến, mọi người đều nhận ra.
5. Nhưng biến cố quan trọng nhất của Ngày Quang Lâm lại không phải là những biến động nơi vũ trụ đang chuyển mình, mà là biến cố “thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang đến trong đám mây” (Lc 21,27). Kinh Tin Kính nói đến biến cố này trong câu: “Và Người sẽ trở lại trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết”.
6. Đức Giêsu khuyên các Kitô hữu “hãy đứng thẳng và ngẩng đầu” để đón Ngài trở lại (Lc 21,28). Họ không được sợ hãi vì đây là Ngày mà họ mong chờ; họ vui vì Đức Giêsu được vinh quang trọn vẹn trước mặt cả thế giới. Họ còn vui vì biết mình “sắp được cứu độ”.
7. Trong khi trông đợi Ngày Quang Lâm, các Kitô hữu cần tránh “chè chén say sưa và lo lắng sự đời” vì những điều ấy làm cho “lòng mình ra nặng nề” (Lc 21,34).
8. Ngày Quang Lâm của Chúa là ngày bất ngờ “ập xuống” trên mọi người. Để có thể “đứng vững trước mặt Con Người” trong Ngày đó, Đức Giêsu khuyên ta chuẩn bị bằng “tỉnh thức và cầu nguyện” (Lc 21,36).
9. Mùa Vọng là Mùa trông đợi, chờ mong. Kitô hữu là người chờ mong Chúa đến. Chúa đã đến lần đầu ở Belem. Chúa sẽ lại đến vào Ngày Quang Lâm. Mùa Vọng không chỉ là thời gian chuẩn bị kỷ niệm Lễ Giáng Sinh, mà còn là thời gian chúng ta chờ mong Chúa trở lại
Nguồn: CGVDT

“Tình yêu” của nữ tu thừa sai Thánh Phêrô Claver

“Chính tình yêu Thiên Chúa đã đưa chúng tôi đến đây” là câu nói nổi tiếng của chân phước Maria Têrêsa Ledóchowska, đấng sáng lập hội dòng. Ðó cũng chính là kim chỉ nam mà các nữ tu Thừa Sai Thánh Phêrô Claver luôn ghi nhớ khi dấn thân đi khắp năm châu, bốn biển.

Ra đời tại Áo từ năm 1894 nhưng cho đến tháng 10.2012, các nữ tu Thừa Sai Thánh Phêrô Claver mới đặt chân đến Việt Nam. Đất Việt cũng là quốc gia thứ 24 trên thế giới có sự hiện diện của các chị em trong hội dòng.
Sơ Têrêsa Ngô Thị Hoài Bích và sơ Maria Nguyễn Thị Xuân là hai nữ tu đầu tiên mang theo ngọn lửa truyền giáo của dòng từ nước ngoài về Việt Nam. Hai sơ đã theo con đường ơn gọi tại Mỹ và Canada, rồi nhận sứ mạng “mở cánh cửa mới” trên chính quê hương mình. Từ cuối năm 2012, trải qua suốt mấy năm ròng ngược xuôi tìm kiếm, nơi dừng chân được các chị chọn là mảnh đất Sài Gòn đông đúc. Nhớ lại ngày tháng cũ, sơ Xuân vẫn còn bồi hồi: “Ngày ấy cũng gần tới Noel, hai chị em chẳng quen ai, chỉ nhớ tới lời giới thiệu về một vị linh mục vùng cao nổi tiếng về tinh thần đi với người nghèo, thế là quyết định lên đó mừng lễ Giáng Sinh với những hoàn cảnh khốn khó. Lần đó, chúng tôi may mắn gặp được Đức cha Oanh. Thật mừng vì được ngài giới thiệu giúp cho chỗ ăn ở trong bước đầu gầy dựng cộng đoàn ở Thủ Đức...”.Theo lời sơ Xuân, những ơn gọi đầu tiên cũng bắt đầu từ đây. Hành trình xây dựng cộng đoàn cứ từng bước dần hoàn thiện dù vấp váp không ít khó khăn. Cho đến đầu năm 2017, dòng chính thức được công nhận tại Việt Nam với hai cộng đoàn, một ở Long Thành (Đồng Nai) và một ở quận Bình Tân (TPHCM).
Trong ngày lễ tiên khấn tại Việt Nam
Cơ sở ở Long Thành dành cho giai đoạn huấn luyện nhà tập, còn cơ sở ở Sài Gòn dành cho các đệ tử, tiền tập..., riêng cơ sở Sài Gòn năm vừa qua đã mở thêm nhóm trẻ. Nhà dòng chỉ giới hạn quy mô ở nhóm trẻ, không phát triển trường mẫu giáo, để các chị em cân bằng với các hoạt động khác. Sơ Xuân chia sẻ tinh thần của hội dòng: “Chúng tôi muốn hiện diện và sống giữa các thành phần dân cư, thông qua cử chỉ hay chỉ một nụ cười, lời thăm hỏi, thái độ trong đời sống hằng ngày của bản thân để từng chút một, như một cơn mưa dầm thấm lâu xuống lòng đất rao truyền mà không cần lời lẽ...”. Khi hỏi về các hoạt động mang tính đặc trưng của hội dòng là gì, chúng tôi nhận được câu trả lời thật đơn giản mà gợi nhiều nghĩ suy: “các nữ tu là chiếc cầu nối”, tức là người sẵn sàng hỗ trợ trong mọi công việc mà các nhà thừa sai cần... Dâng lời cầu nguyện với đời sống chiêm niệm cũng là cách các nữ tu của hội dòng tâm niệm. Nở nụ cười nhẹ nhàng, một chị góp chuyện: “Có lẽ vì còn khá mới và không dễ cảm ngay được linh đạo, sứ mạng của hội dòng, nên ơn gọi ban đầu có chút khó khăn…”. Hiện nay, nhiều tín hiệu tốt đã được ghi nhận. Cụ thể, ngoài hai sơ Xuân và sơ Bích đã khấn trọn, tại Việt Nam, dòng đã có hơn hai mươi chị em đệ tử và khấn tạm...
Để làm rõ hơn về chặng đường dài mà hội dòng đã trải qua và chân dung của đấng sáng lập, những dòng sử cũ được các nữ tu giới thiệu rất tỉ mỉ cho khách : Tháng 9 năm 1894, mẹ Maria Têrêsa Ledóchowska lập hội dòng tại Áo, dần dà phát triển đến các quốc gia châu Âu khác. Ngay trong năm đầu tiên, chi nhánh đầu tiên được mở tại Kracow, Ba Lan. Từ năm 1895 trở đi, một số chi nhánh được mở tại Đức. Tại Pháp, dòng có mặt năm 1899, kế đến là hiện diện ở Thụy Điển vào năm 1905... Sự phát triển nhanh chóng này được lý giải bởi lòng nhiệt thành của đấng sáng lập dòng. Những bài viết, buổi nói chuyện của mẹ Maria Têrêsa Ledóchowska thúc đẩy tinh thần hành động. Một lý do khác là nhờ sự lựa chọn cơ cấu tổ chức có quy định rõ và công việc đa dạng với ba cấp độ gồm hạt nhân là các nữ tu tận hiến với lời tuyên khấn công khai; những “thành viên tại thế” gồm những người tự nguyện đến với hội dòng cùng lời hứa phục vụ; cuối cùng là những ân nhân nhiệt thành, nghiêm túc dấn thân cho công việc truyền giáo. Đáng lưu ý, thời kỳ đầu hội dòng ra mắt nhiều ấn phẩm như tập san “Tiếng vọng từ châu Phi”, nay đổi tên thành “Tiếng gọi truyền giáo”
Các nữ tu phụ trách lớp mẫu giáo
Sự ảnh hưởng của mẹ sáng lập với ngọn lửa truyền giáo trong các ấn phẩm của nhà dòng đã bén rễ sâu trong từng tâm hồn các chị em. Ngày nay, hoạt động cổ vũ cho việc truyền giáo vẫn được dòng giữ nguyên, mục tiêu chính là mời gọi mọi Kitô hữu rao truyền Tin Mừng đi khắp mọi nơi bằng lời nói cũng như hành động của mình.

Cha thánh Phêrô Claver với tước hiệu “Quan thầy của việc truyền giáo cho người châu Phi”, dành trọn cuộc đời để phục vụ những người nô lệ, là nguồn cảm hứng của đấng sáng lập dòng - mẹ Maria Têrêsa Ledóchowska, sinh năm 1863 tại Áo và về với Chúa ngày 6.7.1922. Di hài của mẹ được chôn ở Camposanto Teutonico (Ðức), tới năm 1934 thì được di chuyển về nhà nguyện của dòng trên đồi Esquiline (Rome, Ý). 25 năm sau khi qua đời, tiến trình tuyên thánh cho mẹ được mở. Ngày 19.10.1975, Ðức Thánh Cha Phaolô VI đã tuyên chân phước cho mẹ Maria Têrêsa Ledóchowska.

Minh Minh
Nguồn: CGVDT